x
Tư vấn 24/7: 0946.79.5885
Địa chỉ: Số 54, phố Đặng Thùy Trâm, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

Cách khắc phục tình trạng sân bóng cỏ nhân tạo bong, hở mối nối?

- Thi công sân bóng
Cách khắc phục tình trạng sân bóng cỏ nhân tạo bong, hở mối nối?
(AVG) Sau khi sử dụng lâu ngày, sân cỏ nhân tạo ít nhiều sẽ xuất hiện các vết hở, bong mối nối, ảnh hưởng đến độ an toàn, tính năng vận động và tổng quan thẩm mỹ của sân cỏ. Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Trên thực tế, sân cỏ nhân tạo sau khi sử dụng một thời gian, do tác động của môi trường mà không được bảo dưỡng hàng ngày,… nên các mối nối giữa thảm cỏ rất dễ bị bong ra. Vậy nên khắc phục vấn đề này như thế nào?

Tuy nhiên, sau khi sử dụng lâu ngày, sân cỏ nhân tạo ít nhiều sẽ xuất hiện các vết hở, bong mối nối, và sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn, tính năng vận động và tổng quan thẩm mỹ của sân cỏ. Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Trên thực tế, sân cỏ nhân tạo sau khi sử dụng một thời gian, do tác động của môi trường (nắng mưa lâu ngày) mà không được bảo dưỡng hàng ngày,… nên các mối nối giữa thảm cỏ rất dễ bị bong ra. Vậy nên khắc phục vấn đề này như thế nào? Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số giải pháp khắc phục tình trạng hở mối nối đối với sân bóng cỏ nhân tạo.



Khắc phục lỗi thi công



 



1. Dọn dẹp sạch sẽ



Làm sạch khu vực thảm cỏ bị bong mối nối bao gồm cả sợi cỏ, hạt cao su, lớp cát, v.v. Nếu diện tích khu vực bị bong mối dán nhỏ, có thể sử dụng phương pháp bảo dưỡng một phần để sửa lại chỗ cỏ đó. Đầu tiên,dùng dao rạch bỏ phần cỏ bị bong, làm sạch cát, hạt cao su ở khu vực đó, sau đó tách phần đế cỏ khỏi lớp nền hạ. Phần đế cỏ lâu ngày dễ bị đọng nước, nên để khô tự nhiên khoảng 2 giờ đồng hồ.



2. Thay thế thảm cỏ



 



 



Sau khi lớp đế đã khô, dùng bạt dán và keo dán cố định phần đế cỏ mới được thay thế và lớp đế cũ. Lưu ý sử dụng loại keo chuyên dụng (2 thành phần) để dán và chỉ thực hiện thi công dán cỏ trong thời tiết nắng ráo, độ ẩm phù hợp để tránh làm giảm hiệu quả kết dính của keo dán.  



3. Vào hạt, vào cát



Sau khi phần cỏ mới được cố định hoàn toàn, tiến hành thêm cát và hạt cao su theo tỷ lệ của sân. Tránh vào hạt vào cát quá nhiều hoặc quá ít khiến mặt sân bị lồi lõm, không bằng phẳng, dễ gây trượt chân, gây chấn thương trong quá trình tập luyện của vận động viên. 



Khắc phục mối nối sân cỏ



Để sân cỏ nhân tạo trong trường học luôn duy trì được hiệu quả vận động và tuổi thọ sử dụng lâu dài, ngoài việc duy trì bảo dưỡng hàng ngày thì quan trọng nhất vẫn là chất lượng của khâu thi công sân cỏ. Nhiều người nghĩ rằng chất lượng cỏ nhân tạo sẽ quyết định chất lượng của sân cỏ, tuy nhiên, ngoài việc lựa chọn cỏ nhân tạo chất lượng, kỹ thuật thi công cũng vô cùng quan trọng. Quá trình thi công sân cỏ nhân tạo cần lưu ý những điểm sau: 



1. Nên sử dụng bê tông hoặc nhựa đường asphalt để thi công lớp nền hạ bởi hai vật liệu này dễ thoát nước và có độ bằng phẳng tương đối ổn định. Ngoài ra, cần lưu ý hệ thống thoát nước, đặc biệt những khu vực mưa nhiều. Hiện nay, hệ thống thoát nước sân cỏ nhân tạo có 2 hình thức thông dụng, đó là thoát nước hai bên và hệ thống thoát nước mai rùa. Thông thường hệ thống thoát nước mai rùa thường được sử dụng cho sân bóng 7 người trở lên, hệ thống thoát nước hai bên sử dụng cho sân diện tích nhỏ hơn.  



2. Cần chọn thời tiết phù hợp để thi công. Bởi thời tiết là yếu tố trực tiếp quyết định chất lượng sân cỏ sau khi hoàn thành. Nếu thi công trong điều kiện thời tiết gió ẩm, mưa nhiều, đặc biệt là khi tiến hành công đoạn dán keo, nếu thành phần keo có chứa nước và dầu sẽ dễ gây ra hiện tượng bong tróc, phồng rộp, không dính, v.v. Vì vậy, trong quá trình thi công phải đảm bảo thảm cỏ khô ráo, nhiệt độ môi trường trong khoảng 20-25 độ, thời gian keo khô cần được kiểm soát hợp lý theo nhiệt độ và độ ẩm để đảm bảo độ kết dính (thông thường khoảng 10-30 phút).



3. Vào hạt, vào cát đúng tỷ lệ. Lượng hạt và cát phải bổ sung theo đúng tỷ lệ thiết kế, phù hợp với từng loại cỏ nhân tạo. Tuyệt đối không được giảm tỷ lệ hạt, cát để tiết kiệm chi phí. Vì tỷ lệ hạt, cát không đạt yêu cầu khiến sân bóng dễ bị lão hóa, bong tróc, mục đế, và tất nhiên sẽ làm giảm tính năng vận động cũng như hiệu quả sử dụng của sân.  



Trên đây là một số phương pháp khắc phục hiện tượng thảm cỏ bị hở mối nối, bong tróc đế cùng những lưu ý trước khi thi công sân cỏ nhân tạo. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho quý độc giả nói riêng cũng như những người yêu thể thao và chủ đầu tư nói chung.


Nhấn vào đây để đánh giá
Đối tác của chúng tôi
0946.79.5885
Hỗ trợ trực tuyến
0.06617 sec| 873.273 kb

Warning: file_get_contents(): php_network_getaddresses: getaddrinfo failed: Name or service not known in /home/avg/domains/avg1982.vn/public_html/libraries/fscache.php on line 87

Warning: file_get_contents(http://s7.addthis.com/js/250/addthis_widget.js#pubid=ra-4e7b595768f6e688): failed to open stream: php_network_getaddresses: getaddrinfo failed: Name or service not known in /home/avg/domains/avg1982.vn/public_html/libraries/fscache.php on line 87