Thứ nhất: Mặt sân quá cứng
Những ai đã từng tập luyện trên sân cỏ nhân tạo đều biết rằng, những mặt sân có độ cứng cao ít nhiều ảnh hưởng đến xương khớp của vận động viên. Đặc biệt trong những pha tranh đấu, xử lý bóng gấp, vận động viên đẩy nhanh tốc độ trong thời gian ngắn, lúc này toàn bộ lực sẽ tập trung ở phần mắt cá chân. Nếu mặt sân quá cứng sẽ rất dễ dẫn đến chấn thương, nhẹ thì đau, nhức, nặng thì bị bong gân, trật khớp. Ngoài ra, bản thân sợi cỏ nhân tạo khá cứng, khi thủ môn thực hiện những pha cản phá và xử lý bóng thì rất dễ bị chấn thương. Tuy nhiên, khi yêu cầu về các chỉ số sân cỏ của Liên đoàn bóng đá Thế giới FIFA ngày càng khắt khe, rất nhiều sân vận động lựa chọn sử dụng tấm giảm chấn SEPP, có vai trò làm giảm thiểu tác động lực với mặt sân, bảo đảm an toàn cho các vận động viên.
Thứ hai: Sợi cỏ quá ngắn khiến tốc độ bóng lăn nhanh
Khi thi đấu trên sân cỏ nhân tạo và sân cỏ tự nhiên, có một điểm khác biệt rõ ràng nhất đó là tốc độ bóng lăn trên sân cỏ nhân tạo nhanh hơn so với sân cỏ tự nhiên. Điều này gây ra sự bất lợi cho các cầu thủ khi thực hiện những đường chuyền dài, chuyền mặt đất và các kỹ thuật kiểm soát bóng khác. Ngoài ra, vì tốc độ bóng quá nhanh, vận động viên cần đẩy nhanh tốc độ chạy trên sân, điều này dễ gây ra tình trạng ngã, tổn thương chân.
Vì vậy, để đảm bảo tính năng vận động của sân bóng, cần đảm bảo chiều dài sợi cỏ theo tiêu chuẩn FIFA. Theo tiêu chuẩn, sau khi vào hạt vào cát, chiều cao sợi cỏ cần đạt 1.2-1.5cm. Bên cạnh đó, cũng có nhiều chủ đầu tư lựa chọn những sản phẩm cỏ kém chất lượng để tiết kiệm chi phí, khiến chiều cao sợi cỏ không đạt - là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng tốc độ bóng lăn, nâng cao nguy cơ chấn thương cho vận động viên.
Thứ ba: Không bảo dưỡng thường xuyên
Nhiều người nghĩ sân cỏ nhân tạo không cần bảo dưỡng, đây là một quan niệm sai lầm. Tuy sân cỏ nhân tạo tuy không cần chăm sóc như cỏ tự nhiên nhưng vẫn phải đảm bảo công tác bảo dưỡng định kì. Đặc biệt, đối với một số sân vận động có tần suất sử dụng cao thì việc bảo dưỡng càng cần thiết. Nếu không được bảo dưỡng, rất dễ xảy ra các vấn đề như mặt sân không bằng phẳng, xuất hiện ổ gà, gây nguy cơ chấn thương cao cho vận động viên. Đặc biệt, lượng phụ liệu (hạt, cát) sử dụng để thi công không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, khối lượng khiến mặt sân quá cứng, lực tác động mạnh và tốc độ bóng lăn nhanh. Do đó, duy trì bảo dưỡng thường xuyên, giữ mặt sân bằng phẳng và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của FIFA có thể đảm bảo tính năng vận động của mặt sân và giảm nguy cơ chấn thương cho cầu thủ.
Thứ tư: Không có sự chuẩn bị cẩn thận trước trận đấu
Giày thể thao rất quan trọng đối với các cầu thủ bóng đá, tuy nhiên không phải giày thể thao nào cũng phù hợp sử dụng trên sân cỏ nhân tạo. Những cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thường chơi trên sân cỏ tự nhiên nên sẽ chọn giày thể thao có ga. Tuy nhiên loại giày thể thao có gai này không phù hợp với sân cỏ nhân tạo. Bởi vì phần gai dưới đế dày này tương đối dài và rất dễ xuyên thủng lớp đế thảm cỏ nhân tạo, vô tình làm hỏng lớp đế. Hơn nữa, chúng khiến các cầu thủ rất khó để thực hiện các thao tác kỹ thuật như quay người, chuyền bóng tranh bóng, v.v. Vì vậy, bạn nên lựa chọn giày phù hợp cho các môn thể thao trên sân cỏ nhân tạo.
Ngoài ra, cỏ nhân tạo là sản phẩm được sản xuất từ hạt nhựa nên dễ hấp thụ nhiệt và có thẻ làm bỏng da của vận động viên khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy vào mùa hè, sân cỏ nhân tạo cần được phun nước làm mát trước khi thi đấu, để giữ ẩm cho sân và giảm nguy cơ bị bỏng bởi thảm cỏ.