Nếu như trước đây, lớp đệm chèn được sử dụng để thi công sân cỏ nhân tạo chủ yếu là cát, có tác dụng cố định thảm cỏ, thì hiện nay, theo đà phát triển ngày càng hiện đại của ngành công nghiệp cỏ nhân tạo, hạt cao su được liệt kê vào chất đệm chèn không thể thiếu trong thi công sân cỏ. Sự kết hợp giữa cát và hạt cao su theo một tỷ lệ tiêu chuẩn nhất định không chỉ giúp cố định thảm cỏ nhân tạo, mà còn giảm thiểu đáng kể lực tác động với mặt sân, hạn chế chấn thương cho cầu thủ.
Tùy vào từng loại sân, loại cỏ nhân tạo được sử dụng và mục đích sử dụng sẽ có tỷ lệ vào hạt, vào cát tương ứng. Đối với sân dành cho những môn thể thao có cường độ vận động cao, tỷ lệ cát-hạt cao su được khuyến nghị là 4:6. Như vậy sẽ đảm bảo tính năng vận động của sân cỏ, giảm thiểu tối đa chấn thương do va đập trong qua trình sử dụng. Đối với những sân phục vụ môn thể thao có cường độ vận động thấp, tỷ lệ này có thể giảm tương ứng, miễn sao đảm bảo cho thảm cỏ được cố định, bằng phẳng. Ví dụ như sân tennis có thể chỉ cần vào cát, không cần sử dụng hạt cao su.
Độ cao của lớp đệm chèn do chiều cao sợi cỏ và mục đích sử dụng sân cỏ quyết định. Thông thường, chiều cao sợi cỏ khoảng 40mm-60mm, nghĩa là chiều cao từ lớp đế đến mặt sợi cỏ khoảng 40-60mm. Theo tiêu chuẩn FIFA, sân cỏ sử dụng cỏ nhân tạo cao 50mm, chiều cao của lớp đệm chèn chiếm khoảng 75% (~35mm), là chiều cao lý tưởng đủ để đảm bảo bề mặt sân cỏ được bằng phẳng, chắc chắn và đảm bảo tính năng vận động cho sân cỏ. Đối với những sân cỏ trong các trường học, có thể tăng tỷ lệ lớp đệm chèn để tăng khả năng hấp thụ lực, nâng cao tính an toàn cho các em học sinh.
Do đó, tùy từng loại sân, tùy mục đích sử dụng và chiều cao sợi cỏ sẽ có tỷ lệ vào hạt vào cát khác nhau. Một tỷ lệ vào hạt vào cát lý tưởng sẽ giúp cho sân cỏ bằng phẳng, có tính thẩm mỹ cao và đảm bảo tính năng vận động của sân cỏ.